Chi tiết tin - Xã Triệu Giang - Triệu Phong

 

Menu được chọn không tồn tại.
Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 45
  • Tổng truy cập 4.476.082

Tham vấn giải pháp sinh kế tại các xã ven biển Triệu Phong

19:26, Thứ Năm, 12-5-2022

Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh vừa phối hợp với Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam và UBND huyện Triệu Phong tổ chức hội thảo báo cáo kết quả đánh giá và tham vấn giải pháp sinh kế tại các xã ven biển của huyện Triệu Phong.

Sau sự cố môi trường biển xảy ra vào tháng 4/2016, ngư dân ở các xã ven biển của huyện Triệu Phong gồm: Triệu Độ, Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu An và Triệu Phước gặp khá nhiều khó khăn. Sự cố làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của 3.905 hộ trong 6 nhóm chính gồm: đánh bắt xa bờ, đánh bắt gần bờ, hậu cần, nuôi trồng thủy sản, buôn bán và du lịch biển. Việc khắc phục sự bị trở ngại bởi ước tính 75% số hộ dân ở các xã ven biển của huyện Triệu Phong không có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp; 90% hộ sản xuất và kinh doanh theo hình thức riêng lẻ; 38% không có đất nông nghiệp; 70% hộ không có tiền tiết kiệm… Trước tình hình đó, việc đưa ra phương án, triển khai các giải pháp sinh kế tại cho bà con là rất cần thiết.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cùng Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam đã đưa ra hướng điều chỉnh sinh kế cho bà con ngư dân các xã ven biển của huyện Triệu Phong. Theo đó, 40% số hộ dân sẽ duy trì, khôi phục nghề cũ; 33% mở rộng, cải thiện và 27% thay đổi, chọn nghề mới. Tùy thực tế từng địa phương, sinh kế ưu tiên tại 5 xã vùng biển của huyện Triệu Phong là nuôi gà, bò, lợn, vịt và trồng ném, sả, đậu lạc, đậu xanh… Mục tiêu chung là đến năm 2020, ổn định sinh kế cho 95% hộ gia đình trên địa bàn 5 xã ven biển và cửa lệch của huyện bị ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển. 
Tại buổi hội thảo, hầu hết đại các biểu đều đồng tình với báo cáo và giải pháp sinh kế mà Chi 

cục Phát triển nông thôn tỉnh và Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam đưa ra. Các địa phương cũng nêu lên một số kiến nghị, đề xuất cụ thể gồm: cần chú trọng đến công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho bà con ngư dân; tăng cường cán bộ về cơ sở hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sinh kế; thành lập các tổ hợp tác xã, tổ cộng đồng; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống nước ngọt, kè chống xâm nhập mặn; luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo môi trường trong quá trình chuyển đổi sinh kế; xây dựng thương hiệu đậu đen xanh lòng ở xã Triệu Vân; ưu tiên trồng cây sả phục vụ cho việc xuất khẩu… Được biết, sau sự cố môi trường biển, đến nay, các xã ven biển huyện Triệu Phong đã thực hiện việc chuyển đổi sinh kế rất hiệu quả. Các xã đã lựa chọn các loại cây, con để đưa vào phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương. Đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 120 ha cây các loại như: ném, đậu đen xanh lòng, mướp đắng, cây sả… và xây mới 75 gia trại, trang trại cho thu nhập ổn định./. 
 

Nguồn tin: HỒNG LĨNH - CẢNH THU

Các tin khác